Tín hiệu mới cho thị trường bất động sản các tỉnh miền Tây
Hiệp hội bất động sản TP. Cần Thơ (CaREA) vừa công bố Báo cáo thị trường bất động sản, nhà ở tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) quý II/2024. Đồng thời, đưa ra một số dự báo 6 tháng cuối năm 2024. Nhiều điểm sáng dự báo cho thị trường bất động sản (BĐS) khu vực ĐBSCL khi được giải tỏa hành lang pháp lý mới.
1. Điểm sáng của thị trường bất động sản, pháp lý là mấu chốt
Vùng ĐBSCL với dư địa và tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Do đó, theo quy hoạch vùng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 (QĐ số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ) đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng GRDP bình quân cho giai đoạn 2021 - 2030 là 6.5 %/năm và quy mô GRDP đến 2030 tăng 2 - 2,5 lần so với 2021.
Diễn biến thị trường BĐS và hạ tầng giao thông tại khu vực ĐBSCL. Nguồn: Tạp chí Doanh nghiệp và Kinh tế xanh.
Tiềm năng phát triển về dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, vùng ĐBSCL đang từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (mục tiêu 75 - 80% lao động hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp & xây dựng).
Mục tiêu đến 2030, vùng ĐBSCL sẽ đầu tư xây dựng mới/nâng cấp 830km đường bộ cao tốc, 4.000km quốc lộ, 4 cảng hàng không, 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách, 13 cụm cảng hàng hóa thủy nội địa.
Với những mục tiêu kinh tế - xã hội như thế cũng như những nỗ lực triển khai các kế hoạch hoàn chỉnh, thì tiềm năng phát triển của lĩnh vực BĐS là rất lớn, nhằm đáp ứng hạ tầng xã hội ngày một phát triển.
Được biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất mà đất đó không phải là đất ở. Đây có thể được xem là một trong những động thái tháo gỡ pháp lý, phù hợp với thực tiễn. Do đó, nguồn cung bất động sản nhà ở có thể được cải thiện trong thời gian tới.
Ngoài ra, trong 6 tháng cuối năm 2024, khi các nghị định, thông tư mới có hiệu lực từ ngày 1/8/2024, thị trường BĐS sẽ có những tín hiệu mới theo hướng tích cực hơn từ việc xin chủ trương đầu tư dự án mới, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý đối với các dự án cũ cũng như các chủ đầu tư sẽ bắt đầu bung các rổ hàng mới, đặc biệt là đất nền.
CaREA dự báo, nhu cầu vẫn sẽ tập trung ở phân khúc căn hộ có nhu cầu ở thực, với mức giá phù hợp; Các nhà đầu tư có thể tập trung dòng tiền để đầu tư các dự án đất nền có sổ sẵn, đặc biệt tại các đô thị không được phân lô bán nền theo luật mới. Thị trường trong 6 tháng cuối năm có thể sẽ cải thiện & tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2024. Nguồn tiền từ khách hàng Việt Kiều có thể đổ về thị trường Việt Nam mạnh mẽ hơn khi các nghị định, thông tư hướng dẫn có hiệu lực (mua sản phẩm lẻ/đầu tư dự án).
Về thị trường, CaREA nhận định Các nhà đầu tư tiếp tục triển khai, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý đối với dự án cũ. Đồng thời, hoạt động M&A dự án có thể tăng mạnh khi mà các dự án có hướng ra ở công tác pháp lý. Niềm tin thị trường tăng nhẹ ở giai đoạn 6 tháng cuối năm, cộng với nhiều thông tin tích cực tại khu vực ĐBSCL (quy hoạch, hạ tầng, khu công nghiệp) sẽ là động lực thúc đẩy thị trường BĐS trong tương lai.
Vì thế, nguồn cung cải thiện nhẹ trong 6 tháng cuối năm 2024, khi các chủ đầu tư tập trung mở bán các rổ hàng cũ trước đó, đặc biệt là phân khúc đất nền tại các khu vực đô thị loại đặc biệt, đô thị loại 1, 2, 3.
2. Cơ hội “bứt phá” của thị trường BĐS Tây Nam Bộ
Tây Nam Bộ có diện tích 40,6 nghìn km2 chiếm 12,3 diện tích cả nước, vùng bờ biển kéo dài đế 700km tạo điều kiện cho phát triển kinh tế biển. Được hình thành, tích tụ từ phù sa đã góp phần góp ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước. Hiện nay là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam. Miền Tây Nam Bộ có vị trí địa lý nằm liền kề vùng Đông Nam bộ, phía Bắc giáp với Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan và phía Đông, Đông Nam giáp với Biển Đông.
Tiềm năng đầu tư và phát triển BĐS tại khu vực ĐBSCL. Nguồn: Tạp chí Tài chính.
Miền Tây Nam bộ cũng sở hữu đường bờ biển kéo dài chạy dọc theo các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau với nhiều địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Ngoài ra còn bao gồm các đảo và quần đảo lớn nhỏ như là đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, Hòn Khoai.
Các tỉnh miền Tây có tất cả 13 tỉnh là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ.
Đây cũng là khu vực được nhiều chuyên gia đánh giá sở hữu nhiều tiềm năng để thị trường bất động sản bứt phá trong thời gian tới. Năm 2024 được các chuyên gia nhận định là năm bản lề trong chu kỳ tăng trưởng mới của thị trường BÐS Việt Nam, trong đó BÐS Tây Nam Bộ được đánh giá là thị trường nổi bật, điểm sáng về biên độ lợi nhuận khi sở hữu mặt bằng giá BÐS thấp so với cả nước, động lực và tăng trưởng kinh tế cao.
Tại một hội thảo diễn ra mới đây, ông Dương Quốc Thủy - Chủ tịch Hiệp hội BÐS TP Cần Thơ, cuối năm 2023, sóng gió của thị trường BÐS Việt Nam đang dần khép lại, xuất hiện những điểm sáng, tạo bước đệm cho thị trường có khởi sắc trong những năm sắp tới. Cụ thể dòng vốn cho lĩnh vực BÐS được khơi thông sau khoảng thời gian bị “siết chặt”, 4 lần giảm lãi suất điều hành của NHNN đã tác động rõ nét đến thị trường BÐS. Năm 2023, việc sửa đổi 3 luật lớn bao gồm: Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BÐS, Luật Ðất đai được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến thị trường BĐS.
Năm 2023 cũng là năm loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, quy mô lớn được phê duyệt chủ trương đầu tư, triển khai xây dựng hoặc về đích, trong đó, phải kể đến một số dự án nổi bật như vành đai 3 TP Hồ Chí Minh, vành đai 4 Hà Nội, cầu Cần Giờ, cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ. Nhất là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ và các bộ, ngành khi có hơn 20 nghị quyết, quyết định, nghị định, thông tư, chỉ thị, công điện với mục đích tháo gỡ khó khăn cho thị trường, DN, nhà đầu tư BÐS và người dân.
Trong bối cảnh chung của cả nước, khu vực Tây Nam Bộ là một trong những địa phương được hưởng lợi từ các yếu tố tích cực của thị trường BÐS. Ðặc biệt là khi Tây Nam Bộ là một trong những vùng có hàng loạt các dự án hạ tầng trọng điểm được hoàn thành và khởi công trong giai đoạn 2023-2025. BÐS Tây Nam Bộ đang có nhiều cơ hội để “cất cánh” trong vận hội phát triển của BÐS thời kỳ mới.
Ông Nguyễn Văn Ðính, Chủ tịch Hội Môi giới BÐS Việt Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội BÐS Việt Nam, cho rằng khu vực Tây Nam bộ đang được Chính phủ và các nhà đầu tư quan tâm triển khai các dự án. Hạ tầng giao thông từ TP Hồ Chí Minh về TP Cần Thơ được kết nối giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng còn tạo ra không gian kinh tế, không gian giao thương giữa TP Cần Thơ và vùng Tây Nam bộ với TP Hồ Chí Minh và vùng Ðông Nam Bộ. Tạo thành vùng kinh tế rộng lớn tương tác và kích thích quá trình phát triển.
Trong tương lai Tây Nam bộ sẽ trở thành điểm sáng mới về phát triển kinh tế. Khu vực Tây Nam bộ còn nhiều dư địa về quỹ đất, về giá trị BÐS khi giá BÐS còn thấp so với các vùng khác trên cả nước, quan trọng là không ảnh hưởng bởi bão lũ, có rất nhiều “đại bàng”, “cá mập” đang làm sẵn tổ. Vì vậy với chủ trương của Chính phủ đẩy mạnh đầu tư công vào khu vực Tây Nam bộ sẽ giúp phát huy, khai thác được những dư địa và tiềm năng sẵn có của vùng và tạo ra sức bật trong thời gian tới. Các tỉnh, thành vùng Tây Nam bộ cần nhanh chóng nắm bắt thời cơ, ngoài đầu tư vào hệ thống giao thông, cần tập trung đầu tư vào các hệ thống hạ tầng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu và kích thích sự phát triển.